Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SẢN PHỤ TẮC SỮA SAU SINH

                    

       Tắc sữa tiến triển tự nhiên, nhưng đôi khi tương đối nhanh và rõ rệt. bà mẹ cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức và đau so với bình thường và càng lúc càng tăng dần.  Bệnh kéo dài 5 ngày trở lên kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ… sữa không tiết ra được khi cho bé bú,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

     
        Tắc sữa điều trị không kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm vú, áp xe vú.

       Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu, phần lớn sản phụ đẻ mổ bị tắc sữa. Do khuẩn cầu và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm. 

        Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

sản phụ phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả nhất

        Việc đầu tiên trong phòng tắc sữa sau sinh là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú.

        Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi,

       Trẻ bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một bên vú bị tắc tia sữa hoặc chảy không thành tia, thì phải mát xoa  chườm ấm vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho con bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

        Nếu thấy 1 bên hoặc 2 bên vú sờ thấy sưng đỏ, tức bầu vú, nóng thì nhất thiết phải khám bác sĩ chuyên khoa.

       Từ những yếu tố như đã đề cập trên, người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn và lưu ý những điều sau: 

        + Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu

        + Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa 

        + Điều quan trọng nữa là lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả

        + Hạn chế ăn chất béo bão hòa… 

Chữa  tắc tia sữa bằng thuốc nam 

        Bài 1: Bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, bạch linh 12g, mộc thông 10g, trần bì 12g, hương phụ 12g, xuyên sơn giáp 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, nhuyễn kiên, chống viêm, thông kinh lạc.

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

         Bài 2: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 12g, lá đắng 12g, đinh lăng 16g, hy thiêm 16g, xuyên sơn giáp 2g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hương phụ 12g, hoài sơn 16g, nga truật 12g, nhân trần 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: trừ phong thông nhũ, giảm đau,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH
.

 Món ăn hỗ trợ điều trị:

         Bài 1: Cháo bí đỏ - thịt nạc: Gạo tẻ 100g, bí đỏ 150g, thịt nạc 100g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm. Ăn nóng. Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa
.
DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

         Bài 2: Cháo chân giò - đinh lăng: Gạo tẻ 100g, móng giò lợn 1 cái, lá đinh lăng phơi khô 24g, gia vị vừa đủ. Móng giò lợn làm sạch, lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước. Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng. Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục. Món này phù hợp với sản phụ  bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém… 
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét