Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

TẮC TIA SỮA PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp đối với sản phụ sau sinh. Các mẹ có thể đến bệnh viện nhờ y tá xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.

Tắc tia sữa phải làm thế nào?
Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy sẽ có bạn thắc mắc “chả lẽ tất cả cùng tắc?”. Không phải thế, lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai bầu sữa tắc ứ sữa.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…

Cách làm thông tia sữa

Day ép bằng tay:Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết;  Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

Chườm nóng:

Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.

Dụng cụ hút sữa: 

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.

Các bài thuốc dân gian: 

Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên mọi việc lại đâu vào đấy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả.

-  Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.


-  Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.

Phòng tránh tắc tia sữa

Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa. Chính vì thế, điều quan trọng cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.

Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu mẹ con đều khổ và có thể gây ra áp – xe vú gây nguy hiểm.

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

BỆNH TẮC TIA SỮA VÀ NHỮNG CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

Viêm tuyến sữa (TẮC  TIA SỮA) sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu khi bị tắc sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm. 

Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa. Sản phụ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết… Bên cạnh đó, hút/nặn sữa không đúng cách, trẻ đạp vào ngực mẹ hay mặc áo ngực quá chật, cũng làm tổn thương tuyến vú…

- Các nguyên nhân trên có thể gây chèn ép và nghẽn tắc lòng ống dẫn sữa , trong khi đó sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nên ứ đọng quá nhiều và đông kết, không thể thoát ra ngoài được.  Những ngày đầu sau khi sinh, sữa non đặc và sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa.

- Một nguyên nhân khác nữa là nhiễm khuẩn. Có thể vi khuẩn theo đường máu đến, hoặc từ ngoài vào do sản phụ vệ sinh đầu vú kém trong thời gian cho con bú. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không phóng ra được.

- Ngoài ra, khi sản phụ bị bệnh, stress, hay chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý… cũng góp phần vào nguy cơ tắc tia sữa.

- Viêm tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.

- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.  

- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

 5 Mẹo chữa tắc tia sữa đơn giản 

Mẹo tắc tia sữa điều trị tạm thời, xoa day bấm huyệt (Tác động cột sống)

Các huyệt kiên tỉnh, nhũ căn, chiên trung, dịch môn, ốc ế... có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ, làm thông tia sữa.

Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối giữa chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mỏm cùng vai. Khi bấm huyệt, cần dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức là tốt. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.

Thông tắc tia sữa ép bằng tay

 Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.

- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. 

Thông tắc tia sữa bằng dụng cụ hút sữa

 Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn.

 BỆNH TẮC TIA SỮA  VÀ NHỮNG  CÁCH  CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa.

Tắc tia sữa điều trị dùng thuốc nam

Khi mới bị, nên dùng các bài thuốc sau:

- Củ cỏ gấu tươi 30 g giã nát, dùng rượu sắc uống, bã thuốc còn nóng đắp vào chỗ đau. Lấy 10 g củ gấu tươi, giã nát rồi trộn với rượu đắp vào chỗ vú đau.

- Cây hoa hiên tươi một nắm nhỏ giã nát, trộn thêm với chút giấm chua rồi đắp vào chỗ vú sưng đau. Bồ công anh 30-60 g tươi đem sắc, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Nếu bị lâu ngày dẫn đến viêm tuyến vú, lở loét không khỏi, nên áp dụng một số bài thuốc sau:

- Xơ mướp 1 cái, băng phiến 3-5 g, nghiền thành bột mịn, trộn thêm dầu vừng (có thể dùng dầu thực vật), bôi vào chỗ đau.

Chữa tắc tia sữa bằng đinh lăng

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc có thể tự làm để chữa bệnh từ đinh lăng.

- Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có  tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 - 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả  lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 - 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

- Chữa tắc tia sữa: Phụ nữ  đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể  lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Lương y Phó Hữu Đức.