Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

CHỮA BỆNH VIÊM TUYẾN VÚ HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG ĐÔNG Y

      Bệnh viêm tuyến vú thường do viêm bạch mạch, hay xuất hiện ở thời kỳ mới đẻ với biểu hiện cương sữa và bị nhiễm trùng

      Y học cổ truyền cho rằng do nhiệt độc gây ra và chữa bệnh có kết quả tốt ở giai đoạn viêm nhiễm. khi đó có mủ nên giải quyết bằng ngoại khoa

CHỮA BỆNH VIÊM TUYẾN VÚ HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG ĐÔNG Y

      Triệu chứng: sốt, có khi sốt rét, vú bị sưng đau do tắc sữa, mạch nhanh, rêu lưỡi vàng dày

      Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết lợi sữa.

   Bài 1:

      Bồ công anh                  100g                                 Tạo giác tích                                08g

      Sài đất                             40g                                  Mộc thông                                  16g

      Huyền sâm                      16g                                 Sa tiền                                          16g

      Đan sâm                          12g                                 Thông thảo                                  16g

      Xuyên khung                  12g                                  Cam thảo                                    04g

   Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống lúc ấm
             
CHỮA BỆNH VIÊM TUYẾN VÚ HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG ĐÔNG Y

   Bài 2: Hòa nhũ thang gia giảm

     Bồ công anh                    10g                                  Hoàng cầm                                  12g

     Kim ngân hoa                 16g                                  Thanh bì                                       08g

     Qua lâu                            12g                                  Sài đất                                         08g

     Liên kiều                         16g                                   Cam thảo                                    04g

    Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống lúc ấm

   Châm cứu: Nhũ căn, Kỳ môn, Kiên tỉnh, Phế du, Lương khâu, Huyết hải, thái xung, Nhĩ châm tại vị trí: Tuyến vú, tuyến nội tiết
 
   Xoa bóp: Day, vắt hoặc hút, bấm các huyệt nhũ căn, kiên tỉnh

   Tắc tia sữa là triệu chứng bệnh thường gặp với mẹ mới sinh đặc biệt những mẹ nhiều sữa, đẻ mổ. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm.

 Tắc tia sữa sau sinh là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.

BỊ TẮC SỮA PHẢI LÀM SAO



- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.  

- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

Dấu hiệu nhận biết về bệnh tắc tia sữa

- Sữa được sản xuất ra từ các tuyến sữa. Sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ rồi đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi trẻ bú. Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa. Chính vì thế việc giữ gìn vệ sinh đầu vú là rất quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập hoặc sau khi trẻ bú mà vẫn chưa hết sữa, người mẹ không chịu khó nặn cho hết lần sữa cũ cũng dễ khiến cho ống tuyến sữa bị tắc do sữa còn thừa của lần trước vón cục, chặn ở đầu ống sữa.

BỊ TẮC SỮA PHẢI LÀM SAO

- Các biểu hiện của tắc tia sữa tiến triển tự nhiên từ từ, nhưng đôi khi tương đối nhanh và rõ rệt. Thường sau khi ngủ dậy, bà mẹ thấy cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức và đau so với bình thường và càng lúc càng tăng dần.

- Vú có những khối tròn di động nhiều kích thước, bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng và đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ ... Sữa không tiết ra được khi cho bé bú, hút /nặn .

- Khi thấy bầu ngực căng cứng, sờ thấy có cục gì bên trong bầu ngực và rất đau thì đó chính là những túi sữa còn “tồn đọng” của lần xuống sữa trước mà trẻ bú không hết. Chúng gây tắc tia sữa, nếu không tìm cách làm thông tuyến sữa thì người mẹ sẽ rất đau đớn và sữa mới cũng không thể xuống để cho trẻ bú. Để giải quyết vấn đề này, có nhiều phương cách như massage bằng tay để bầu ngực người mẹ mềm ra, túi sữa vón cục bên trong cũng tan đi, “mở đường” cho sữa mới chảy ra. Đi kèm với massage là chườm nóng, với mục đích chính là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage để giúp “thông đường” tia sữa nhanh hơn.



1.  Thông tắc tia sữa ,  day ép bằng tay

- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.

BỊ TẮC SỮA PHẢI LÀM SAO


- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. 

- Những cục mảng hình thành trong bầu vú khi bị tắc tia sữa  sau khi sinh có thể tồn tại một thời gian dài ngay cả khi mẹ của bé thức hiện động tác day ép tốt, nhưng điều đó hoàn toàn không đáng ngại nếu lượng sữa ra vẫn bảo đảm như trước khi bị tắc. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để tăng nhanh hiệu quả điều trị.khi day ép nên kết hợp với động tác bú mút. Trường hợp núm vú bị tổn thương (nứt cổ gà ...) mà sợ đau không dám cho con bú thì phải để người lớn bú mút ra, tránh để sữa ứ đọng. 
Cách dân gian chữa tắc tia sữa

2.  Uống nước lá đinh lăng

BỊ TẮC SỮA PHẢI LÀM SAO

Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.

3. Hành tím

Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

4. Lá mít

Hái một nắm lá mít to, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

BỊ TẮC SỮA PHẢI LÀM SAO
5. Đu đủ



Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

CHỮA TẮC TIA SỮA KHÔNG ĐAU


Cách nhận biết khi bị tắc tia sữa sau sinh:

  Tắc sữa hay còn gọi là tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, đặc biệt những mẹ sinh mổ với kiến thức còn hạn chế về chăm sóc sức khỏe cho mình dẫn đến tắc sữa sau sinh biểu hiện rõ nhất của bệnh là hai bầu vú cương cứng, đau, nóng,  có u cục bệnh kèm theo sốt, ho khan...

  Nếu để tình trạng tắc tia sữa kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú. Mẹ bị mất sữa, bé không được bú sữa dẫn đến trẻ quấy khóc 

 Tắc tia sữa sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé

CHỮA TẮC TIA SỮA KHÔNG ĐAU


Phòng ngừa bệnh tắc tia sữa sau sinh:

   Muốn phòng ngừa tắc tia sữa sau khi sinh thì các mẹ phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh, cần phải hết sức lưu ý những điều dưới đây

  - Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh em bé và cho bé bú theo nhu cầu.

  - Nghỉ ngơi khoa học theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bảo đảm giờ giấc cho bé bú

  - Hạn chế ăn chất béo bão hòa…

  - Uống gấp đôi so với thông thường, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, sữa và các chất xơ từ rau quả.

Cách chữa tắc tia sữa sau sinh cho mẹ hiệu quả không đau

  Nếu tắc tia sữa sau sinh  thể nhẹ (bệnh mới mắc từ 1 đến 3 ngày đầu) có thể áp dụng biện pháp như sau

  Massage bằng tay, hoặc dùng chai thủy tinh cho nước ấm vào massage bầu vú, để bầu ngực người mẹ mềm ra, túi sữa vón cục bên trong cũng tan đi, thông tuyến sữa,sữa mới chảy ra bình thường được

  Cách massage bằng tay chữa bệnh tắc tia sữa không đau hiệu quả: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa massage sẽ làm tan các vị trí sữa mới đông kết. Mẹ của bé massage từ từ theo vòng tròn tăng dần khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm trái lại, thực hiện nhiều lần như trên.

CHỮA TẮC TIA SỮA KHÔNG ĐAU

   Động tác massage có thể ứng dụng ở cả thời đoạn sớm cũng như khi hiện tượng tắc tia sữa 5 ngày trở đi kết hợp thuốc nam. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn sẽ trợ giúp đau và hiệu quả hơn. Đi kèm massage là chườm nóng, với mục đích là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage giúp lưu thông các tia sữa nhanh hơn,hiệu quả điều trị tắc tia sữa cao hơn.

Kết hợp dùng bài thuốc Ngũ vị Tiêu Độc Ẩm  gia giảm tác dụng thanh nhiệt giải độc

                Kim ngân hoa            20g                                     Bồ công anh                  10g

                Cam thảo đất             10g                                     Sinh địa                         10g

                Hoa cúc dại                10g                                     Đinh lăng                      10g

CHỮA TẮC TIA SỮA KHÔNG ĐAU

Sắc ngày uống 1 thang uống thay nước

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SẢN PHỤ TẮC SỮA SAU SINH

                    

       Tắc sữa tiến triển tự nhiên, nhưng đôi khi tương đối nhanh và rõ rệt. bà mẹ cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức và đau so với bình thường và càng lúc càng tăng dần.  Bệnh kéo dài 5 ngày trở lên kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ… sữa không tiết ra được khi cho bé bú,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

     
        Tắc sữa điều trị không kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm vú, áp xe vú.

       Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu, phần lớn sản phụ đẻ mổ bị tắc sữa. Do khuẩn cầu và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm. 

        Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

sản phụ phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả nhất

        Việc đầu tiên trong phòng tắc sữa sau sinh là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú.

        Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi,

       Trẻ bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một bên vú bị tắc tia sữa hoặc chảy không thành tia, thì phải mát xoa  chườm ấm vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho con bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

        Nếu thấy 1 bên hoặc 2 bên vú sờ thấy sưng đỏ, tức bầu vú, nóng thì nhất thiết phải khám bác sĩ chuyên khoa.

       Từ những yếu tố như đã đề cập trên, người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn và lưu ý những điều sau: 

        + Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu

        + Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa 

        + Điều quan trọng nữa là lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả

        + Hạn chế ăn chất béo bão hòa… 

Chữa  tắc tia sữa bằng thuốc nam 

        Bài 1: Bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, bạch linh 12g, mộc thông 10g, trần bì 12g, hương phụ 12g, xuyên sơn giáp 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, nhuyễn kiên, chống viêm, thông kinh lạc.

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

         Bài 2: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 12g, lá đắng 12g, đinh lăng 16g, hy thiêm 16g, xuyên sơn giáp 2g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hương phụ 12g, hoài sơn 16g, nga truật 12g, nhân trần 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: trừ phong thông nhũ, giảm đau,

DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH
.

 Món ăn hỗ trợ điều trị:

         Bài 1: Cháo bí đỏ - thịt nạc: Gạo tẻ 100g, bí đỏ 150g, thịt nạc 100g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm. Ăn nóng. Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa
.
DAU-HIEU-NHAN-BIET-SAN-PHU-TAC-SUA-SAU-SINH

         Bài 2: Cháo chân giò - đinh lăng: Gạo tẻ 100g, móng giò lợn 1 cái, lá đinh lăng phơi khô 24g, gia vị vừa đủ. Móng giò lợn làm sạch, lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước. Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng. Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục. Món này phù hợp với sản phụ  bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém…