Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

CÁCH CHỮA VIÊM TẮC TUYẾN SỮA

 Nguyên nhân gây viêm tắc tuyến  sữa:

- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.

- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

- Cơ thể sau sinh chính khí suy.

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

Triệu chứng viên tắc tuyến sữa

Viêm tắc tuyến sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.

Thuốc uống chữa tắc tuyến sữa.

1. Cách chữa tia tắc tuyến sữa bằng lá bồng công anh

- Với lá bồ công anh khô:

Rửa sạch, đun với nước, chắt nước uống

- Với lá bồ công anh tươi:


+ Rửa sạch từng lá, ngâm nước muối sạch sẽ, giã nát vắt lấy nước uống, nhà mình dùng máy xay sinh tố thì cho thêm chút nước rồi xay nát, lọc bã để đắp lên ngực, còn nước cốt dùng để uống.



+ Bã lá bồ công anh sau khi giã/xay có thể đắp lên ngực lâu được, đắp chỗ nào bị tắc tuyến sữa, các chỗ nắn trên ngực thành cục hạch là chỗ sữa tắc, em gái mình hay đắp qua đêm, mỗi lần đắp tránh đầu núm ngực.

+ Bồ công anh để uống: mỗi lần dùng khoảng 50g lá tươi, với các mẹ lần đầu uống thì uống ít một rồi mới tăng liều lượng uống tùy theo tình trạng tắc tuyến sữa. Như em gái mình trước bị tắc tuyến sữa rất nặng, cả hai bên ngực đều có các cục hạch sữa thì liều lượng uống nhiều nhất là mỗi ngày 2 cốc nước lá 250ml

+ Cho lá Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa tắc tuyến sữa ở vú bị căng cứng, đau nhức.

2. Nước lá đinh lăng:

 Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.




3. Nấu canh hoặc cháo từ nước thông thảo:

Các mẹ lấy một nắm thông thảo, cho vào nồi đun. Vì thông thảo rất nhẹ nên khi cho vào nồi các mẹ nhớ dùng vật gì đó chặn cho nó chìm xuống. Sau đó đun khoảng 20 phút thì vớt bỏ đi, lấy nước nấu canh hoặc cháo ăn bình thường nhé.

Thuốc đắp chữa tắc tuyến sữa

1. Hành tím:

Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

2. Lá mít:

Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.


3. Xôi nếp:

Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

4. Đu đủ:

Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

CÁCH TRỊ TẮC TUYẾN SỮA

 Dấu hiệu tắc tuyến sữa

 Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tuyến sữa hay tắc sữa sau sinh là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.



Phương pháp điều trị tắc tuyến sữa hay tắc sữa sau sinh

Day ép bằng tay:
  Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết; 
 Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

 Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện.

Dụng cụ hút sữa:

 Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc sữa ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện những dấu hiệu sớm của bệnh. 

Theo dân gian chữa tắc tia sữa sau sinh hay tắc tuyến sữa

Bên cạnh những phương cách khoa học, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa tắc tia sữa cho sản phụ, chị em cùng tham khảo nhé!

Uống nước lá đinh lăng

 Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. 

Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa. 


Nước xơ mướp khô

 Lấy xơ mướp già khô (từ một quả mướp già, để khổ, đập bỏ vỏ và hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô. Các mẹ cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước vào đun cho đến khi còn một bát, chờ nguội rồi uống. Mỗi ngày uống một thang như trên trong khoảng 2-3 ngày.
Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng nhiều lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.

Hành tím

Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

Lá mít

Hái một nắm lá mít to, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.



Đu đủ

Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.



Lá bắp cải

Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi. Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh. Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác. 

Phòng chống  tắc tia sữa

Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh, chị em cần đặc biệt lưu ý:
 Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
 Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
 Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Nếu áp dụng những phương cách trên mà thấy không hiệu quả hoặc mẹ có dấu hiệu sốt nhẹ, căng tức quá mức bầu ngực sau sinh thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.